Print (Ctrl+P)

Tác phẩm '' Giúp con đi đến thành công ''- Chương III.

Tác phẩm '' Giúp con đi đến thành công ''. Tác giả: Lư Cẩn. Người dịch: Phạm Thị Ninh ( Nguyên giáo viên trường tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội ). Hạt giống tình yêu do người mẹ gieo trồng Học cách quan tâm, học cách yêu.

    Không có tình yêu thì không có thế giới. Víchto Huygô, nhà văn Pháp đã nói: "Thế giới con người mà không có tình yêu thì mặt trời cũng sẽ chết". Hạt giống tình yêu trong lòng con cái, là do người mẹ gieo trồng.

    Đíchken, nhà văn Anh đã nói một câu như sau: "Nếu không có sự giúp đỡ vô tư với tấm lòng hy sinh của nguời mẹ, thì tâm hồn đứa trẻ sẽ là một bãi hoang mạc".

    Con cái chính là kiệt tác tình yêu của bố mẹ. Nhưng không phải mọi đứa trẻ đều dược hưởng tình yêu thương của người mẹ chân chính.

    Người phụ nữ trở thành người mẹ, thật không dễ dàng, nhưng làm được người mẹ tốt lại càng khó. Người mẹ chỉ sinh mà không dưỡng chưa phải là người mẹ chân chính.

    Mọi người mẹ trên thế gian, không phải ai cũng đều biêt cách yêu con. Bà Đặng Dĩnh Siêu đã khuyên chúng ta: "Lòng của người mẹ đầy nhân từ. Nhưng nhân từ đó phải được thể hiệh đúng mức, nếu không thì kết quả sẽ ngược lại".

    Người mẹ, giáo dục và hun đúc chữ "yêu". Băng Tâm một nhà văn lão thành của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục con cái yêu Tổ quốc thì không thể giáo dục trừu tượng. Con cái yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, đều từ cảm nhận ở ngay cạnh mình, như yêu mỗi cành cây, ngọn cỏ của quê hương, yêu lớp học và vườn trường, yêu bố mẹ anh em và cô giáo, yêu cả những con vật nhỏ mà mình nuôi dưỡng...". Tình yêu được bồi dưỡng từ nhỏ và cũng là tích luỹ từ những việc nhỏ vụn vặt nay một tí mai một tí mà vun trồng nên.

Gieo trồng hạt giống ích kỷ

Gặt hái "trái quả vô tình".

    Người mẹ gieo trồng trong trái tim con cái hạt giống ích kỷ sẽ được nếm những trái quả vô tình.

    Ngày nay, các gia đình thường ít con, nếu không chú ý tới giáo dục, nuông chiều con thái quá, con cái thường ích kỷ, lạnh nhạt, không quan tâm đến người khác. Có một số người mẹ trẻ, chảy nước mắt khi nói với tôi về sự vô tình của con cái mình.

    Một lần, một người bạn rầu rĩ nói với tôi: "Yôi rất yêu con gái tôi, tôi thì công việc rất bận, thức khuya dậy sớm làm cho cháu rất nhiều việc, nhưng cháu vẫn cho rằng đó là việc tôi phải làm còn cháu không hề có chút động lòng. Một lần, tôi ốm, buổi sáng đi học cháu nhìn thấy rõ ràng, nhưng khi tan học về nhà, thấy tôi vẫn nằm trên giường, cháu bực bội quẳng cặp sách lên giường, lạnh nhạt nói:"Đến bây giờ mà mẹ vẫn chưa nấu cơm". Lúc đó lòng tôi tan nát. Chị xem tôi nuôi cháu mười mấy tuổi đầu, hỏi có ích gì! Nói đến đây chị giàn dụa nước mắt!

    Tục ngữ nói: "Con gái là tấm ấo lót dính vào người mẹ. Người con gái đáng lẽ phải quan tâm nhất đến người mẹ, một sự thay đổi nhỏ bé nào ở người mẹ người con gái đều phải phát hiện trước tiên. Nhưng cô con gái này đối xử với người mẹ như vậy, người mẹ tất phải đau lòng.

    Một người không yêu cha mẹ, thì sao có thể yêu người khác được? Làm người mẹ chịu mọi khổ cực nuôi con khôn lớn, một lòng một dạ mong con hơn người, nhưnh nếu chỉ quan tâm đến sổ điểm của con, mà coi nhẹ giáo dục con làm người như thế nào, Thì sẽ có một ngày chúng bước vào ngưỡng cửa trường cấp III, thậm chí ra nước ngoài đối với chúng ta nó sẽ chẳng có tình nghĩa gì nữa, khi đó chúng ta nên khóc hay nên cười!

    Những năm gần đây, trên trường quốc tế nêu lên khẩu hiệu: "Học tồn tại, học quan tâm". Xem ra, đó không những là vấn đề giáo dục con em ở Trung Quốc, mà còn là tính phổ biến rất lớn trên toàn thế giới.

    Xukhômlinxki, nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã nói: "Sự an ninh và hạnh phúc của người mẹ quyết định ở các con cái của của họ. Hạnh phúc của người mẹ do con cái, do thiếu niên nhi đồng tạo nên".

    Con cái chúng ta sẽ đem lại cho chúng ta những gì?

Ai sai.

    Một người mẹ ích kỷ sẽ là người lãnh đạo bi đát nhất đối với con trẻ.

    Biểu hiện thói ích kỷ, lạnh nhạt ở đứa con là trách nhiệm của ai? Ai đã gieo trồng hay giống ích kỷ đó?

    Các nhà giáo dục đã nói: "Một người mẹ độc ác, một người mẹ ích kỷ, là người lãnh đạo bi đát nhất đối với con trẻ". "Các bà mẹ trong thiên hạ thường nói rằng: Thường thường những hành vi mà các vị coi là không quan trọng thì các vị đã gieo trồng những hạt giống bất hạnh".       "Bê non cắn vú mẹ, ngựa con chửi lại mẹ" câu đó trong "Hậu Hán thư" đã lưu truyền mãi mãi, ngày nay đọc lên vẫn còn có ý nghĩa. Phải chăng những bậc phụ huynh có những người con một như vậy, phải chờ đến khi, con cái "chửi" lại, ta mới tỉnh ngộ hay sao?

    Tư Mã Quang đã nói: "Mẹ hiền làm hại con. Yêu mà không dạy, thì như bỏ đi, rơi vào đại ác, vào chốn lao tù, rồi cũng đến chết. Đó không phải là nó hỏng mà chính người mẹ hỏng. Từ cổ chí kim đã có rất nhiều gương không sao kể siết". Lời nói của người xưa, đối với các bà mẹ ngày nay vẫn còn có ý hiện thực rất mạnh.

    Đối với các bố mẹ trẻ chúng ta thì đứa con duy nhất là của chúng ta, nhưng đối với  dân tộc thì đứa trẻ đó có trọng trách rất nặng. Khi chúng ta nuông chiều chúng, chúng ta có thể nghĩ: "Trẻ con vẫn là trẻ con!" Nhưng chúng ta quên rằng: "Trẻ con sẽ thành người lớn". Số phận tương lai của một đứa trẻ vĩnh viễn là công việc của người mẹ, đứng trên ý nghĩa đó, số phận tương lai của một dân tộc, phải chăng cũng nằm trong tay những người mẹ trẻ ngày nay!

    Xukhômlinxki, nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã treo trên tường của trường học mà ông sáng lập một biểu ngữ: "Phải yêu quý mẹ các em!" Lúc đó có người hỏi ông tại sao không viết biểu ngữ: "Yêu tổ quốc", "Yêu nhân dân", ông đáp: Đối với đứa trẻ 7 tuổi thì yêu mẹ mình dễ hiểu hơn, dễ làm hơn, sẽ đặt cơ sở cho việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước sau này".

    Người mẹ không những thuộc về gia đình, mà còn thuộc về cả thế giới. Biết bao bà mẹ vĩ đại nuôi dưỡng được những người con ưu tú của dân tộc thời đại ngày nay. Chúng ta có được ngày nay, trước tiên phải cảm ơn người mẹ của chúng ta!

    Ngày nay, chúng ta làm mẹ, trong tay chúng ta sẽ sản sinh ra một thế hệ mới gánh trách nhiệm nặng nề. Nếu chúng ta không quan tâm, nếu chúng ta quá nuông chiều, nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống ích kỷ trong tâm hồn con cái, thì sau này chúng ta tất ăn phải quả đắng! Đối với dân tộc chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội.

    Bà chị cả Đặng Dĩnh Siêu mà các bà mẹ Trung Quốc đều tôn kính, cả đời bà không sinh con nhưng đã nuôi biết bao con em liệt sĩ, bà đã để lại cho những người làm mẹ chúng ta câu dặn dò: "Bố mẹ hiện nay không nên có quan niệm hẹp hòi, chỉ nghĩ đứa con là của riêng mình mà phải bồi dưỡng con cái trở thành nhân tài của xã hội, cống hiến cho xã hội, cho đất nước, không nên coi mục đích của sự nuôi dạy con cái thành       mục tiêu hẹp hòi để cho mình được hưởng và để phụng dưỡng khi già yếu"...

    Các bà mẹ trẻ, chúng ta hãy bước ra khỏi cái vòng chật hẹp cá nhân, với tấm lòng rộng mở, nhân cách cao thượng để xây dựng mình lấy tình thương yêu mới mẻ của người mẹ để nuôi dạy con cái, xây dựng nên ngày mai đẹp đẽ của dân tộc.

Hiểu được sự đền đáp.

    Ơn một giọt nước báo đáp một con suối. Cần phải để con cái hiểu được đạo lý này.

    Mọi ngưòi đều nói rằng, người mẹ rất vô tư, không hề đòi hỏi con cái phải đền đáp. Nhưng tôi cho rằng, đối với những đứa con một ngày nay, người mẹ cần phải đòi hỏi chúng đền đáp, và dạy cho con cái biết đền đáp người mẹ mình cùng người thân trong gia đình và cũng phải biết đền đáp người khác như thế nào.

    Vấn đề là ở chỗ, ngày nay chúng ta có rất nhiều người con một lớn lên trong sự nuông chiều của mẹ chúng và gia đình, từ trước đến nay không có thực tiễn về sự đền đáp, nên cũng không sản sinh ra ý thức về việc làm này. Chúng cho rằng mọi việc mà người khác làm cho chúng là việc phải làm, không cần phải cảm ơn, càng không cần phải đền đáp. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ giống như quả đất xoay quanh mặt trời là quy luật tự nhiên.

    Người mẹ nấu một món ăn, con cái không hề hỏi món ăn đó làm thế nào, không hề hỏi mẹ mất bao nhiêu vất vả để làm xong bữa cơm, cũng không biết cả nhà lớn bé đã ăn chưa, cứ thấy có trên bàn là ăn; ăn không hợp thì kêu ca rồi nhất định không ăn.

    Mẹ cho tiền tiêu vặt, chúng nhận một cách tự nhiên, có khi còn nói: "Cho có tí thế này thôi à, kiết thế!"

    Khi tiêu tiền thì vung tay quá trán, một lúc có thể mua hàng chục xâu chả thịt, hàng két bia để đãi bạn bè. Chúng không hề nghĩ bố mẹ kiếm được những đồng tiền không hề dễ dàng.

    Tại sao con cái không quý trọng sức lao động của bố mẹ, tại sao không biết quý tiền và vật, vì chúng không biết những thứ đó vì sao mà có, cứ như là từ trên trời rơi xuống mọi thứ đều có được dễ dàng, thì chúng hưởng thụ là lẽ dĩ nhiên.

    Sau tết, một chị phóng viên trẻ rất có năng lực của toà báo chúng tôi đi về thăm mẹ ra nói với tôi một câu chuyện làm tôi rất cảm động.

    Cô ấy nói, lần này về thăm nhà, cô cố ý hỏi chuyện lúc bé của mình, sinh ra sao, lớn lên thế nào. Không ngờ người mẹ bình thường không để ý những việc nhỏ tính tình dễ dãi lại nói được rất chi tiết mọi việc của cô khi còn bé.

    "Rất nhiều việc nhỏ mẹ em đều nhớ rất rõ" cô phóng viên xúc động nói, "Trước khi sinh, em nằm lộn ngược trong bụng mẹ. Để sinh được dễ dàng, hàng ngày mẹ em cứ phải quỳ xuống chổng mông lên vận động thân thể, tốn rất nhiều sức. Khi sinh em, cũng rất tội, vì đầu em quá to, sinh rất khó...Sau khi em lấy chồng, mẹ em gửi cho tiền, em cứ thế tiêu hết, cũng không hề nghĩ rằng có nên tiêu hay không. Một năm trước đây em đã nói với mẹ, mỗi tháng em gửi biếu mẹ một trăm đồng, nhưng rồi em cũng không thực hiện được, mẹ em cũng không hề hỏi. Lần này sau khi nghe mẹ em nói chuyện em lúc bé, em rất cảm động, về Bắc Kinh em gửi ngay biếu mẹ một nghìn bốn trăm đồng, ý em là muốn gửi bù những tháng trước! Mẹ em thật là đặc biệt, em phải hết sức hiếu thảo với mẹ..." nói đến đó, cô rơm rớm nước mắt!

    Người xưa thường nói: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Cô phóng viên trẻ này tuy chưa có con, nhưng qua nói chuyện với mẹ cô đã hiểu được ân tình nuôi dưỡng của người mẹ. Cho nên trước đây cô yên tâm nhận tiền tiếp tế của mẹ thì nay đã hiểu được lấy tấm lòng của con cái để đền đáp lại mẹ, đó thực là điều đáng quý!

     Làm thế nào để cho con cái chúng biết được người mẹ nuôi con không phải dễ dàng gì.

    Tôi đề nghị chúng ta nên tổ chức hoạt động văn học viết về đề tài "Em trưởng thành như thế nào" để các em đi hỏi mẹ mình hoặc những người biết về mình, để chúng từ bé đã biết được, khi chúng lớn khôn bố mẹ đã biết tốn biết bao công sức, người chung quanh đã quan tâm và yêu mến chúng như thế nào. Một cây nhỏ được lớn lên không thể tách rời mặt trời và mưa móc, không thể tách rời đất đai và phân bón. Khi nó đã thành một cây lớn, đã trở thành gỗ để xây dựng toà lâu đài, đó là sự đền đáp tốt nhất.

    Cũng giống như vậy, sự trưỏng thành của một đứa trẻ, không thể tách rời sự quan tâm và yêu mến của bố mẹ và những người thân, không thể tách rời sự giáo dục giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn học và rất nhiều người  khác. Đứa trẻ phải ghi sâu trong lòng mình những tình yêu đó, gắng sức học tập, nỗ lực làm việc, sau khi lớn lên bằng hành động của mình để đền đáp lại tình yêu của ngưòi thân, của nhân dân và của Tổ quốc.

    Cha mẹ nên làm cho con em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ và những người thân đối với chúng, tình yêu đối với chúng và dần dần dạy cho chúng biết đền đáp người khác.

     Tôi và người anh thứ hai đều là học sinh của thầy Trương Hiệu Mai của trường tiểu học ngõ Sử gia, Bắc Kinh thuộc trường sư phạm đẳng cấp toàn quốc. Mẹ tôi thường nói với chúng tôi: "Hai con không bao giờ được quyên ơn thầy, ơn của người đối với chúng ta nặng như núi...". Tôi ghi nhớ lời mẹ, về Bắc Kinh đã 18 năm, tết nào tôi cũng đến thăm thầy, không hề gián đoạn. Hơn 30 năm nay tình thầy trò vẫn rất sâu đậm, thầy giáo nay đã hơn 70 tuổi, chúng tôi đã thành lớp người trung niên hơn 40, này lại càng thấy quý!

    Tôi nghĩ, cây hữu nghị đó, đến ngày nay vẫn xanh tốt um tùm, chính là vì khi ở tuổi nhi đồng, thầy Trương đã gieo vào lòng chúng tôi hạt giống tình yêu; nhưng có được kết quả, nhưng lai chính do mẹ tôi luôn luôn tưới bón, luôn luôn nhắc nhở chúng tôi không bao giờ được quyên ơn thầy, hiểu được đạo lý: "Nhất nhật vi sư, trung sinh vi phụ" (một ngày làm thầy, cả đời làm cha).

     Tư tưởng đứng đắn của con trẻ phải dựa vào sự bồi đắp, hạt giống yêu thương cần phải được nuôi dưỡng. Xuất hiện những đứa trẻ bạc tình bạc nghĩa là báo ứng sự nuông chiều quá độ của cha mẹ, con trẻ chỉ cần biết sự được sự vất vả và khó khăn của người mẹ, thì chắc sẽ yêu mẹ, đền đáp lại mẹ chúng.

    Xóm giềng đều nói, anh chị em chúng tôi đều rất hiếu thảo với bố mẹ, nhưng chúng tôi lại nói, mẹ chúng tôi là bà mẹ vĩ đại nhất trên thế gian, rất đáng được kính yêu, vì mỗi người chúng tôi điều hiểu rất rõ mẹ đã mất bao nhiêu tâm huyết nuôi chúng tôi trưởng thành.

    Mẹ tôi hiện nay đã hơn 80 tuổi. Bà thường nói trong cuộc đời của con người của cải lớn nhất chính là những đứa con.

    Tôi công việc rất bận, không thường xuyên về chăm sóc mẹ được, có lúc đành phải bảo chồng hoặc con trai đến nấu cho mẹ một bữa cơm ngon. Mỗi lần tôi đi công tác đều biếu mẹ một chút quà, mang về cái để ăn, để mặc. Mẹ tôi thường tự hào nói: "Tôi thế mà nhiều phúc, chỉ ngồi nhà mà ở đâu có gì ngon cũng dược ăn!". Mặc dầu như vậy, trong lòng tôi vẫn luôn áy náy. Tôi chỉ muốn có ngày, không phải làm việc gì, được về bên cạnh mẹ, chăm nom mẹ lúc tuổi già.

    Đền đáp và tạ ơn có khác nhau. Đền đáp là sự cảm tạ trong lòng của một nhười đối với sự giúp đỡ mình của người khác, tiêu biểu cho tình cảm sâu sắc; còn tạ ơn là trả lễ, một sự đáp lễ, ít nhiều có nhiễm một chút lợi ích kinh tế.

    Tình cảm giữa mẹ và con là tình thân tự nhiên xuất phát từ đáy lòng. Người mẹ không hề muốn được đền đáp, nhưng những người con hiếu thảo đều biết đền đáp, và cũng đền đáp một cách lặng lẽ tự giác. Chính vì tình thân đó đã ràng buộc mỗi gia đình, trở thành sức mạnh gắn bó hạn phúc cho các gia đình.

    Cho nên, một gia đình có hạnh phúc hay không, không phải ở chỗ có bao nhiêu tiền, mà là ở tình thân thiết sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, ở sức gắn bó trong gia đình lớn hay nhỏ.

    Một người mẹ, không nhất thiết cứ phải mong con làm quan to, có nhiều tiền, chỉ cần người mẹ đó bằng sức mạnh nhân cách của mình nôi dưỡng đứa con trưởng thành, thì nhất định sẽ có một gia đình hạnh phúc.

    Tháng 4 năm 1996 một tờ báo nọ đã đăng một con số: Thành phố Thượng Hải có sáu nghìn người già có con em học và làm việc ở nước ngoài, nhưng hiện nay ở tong nước, lại sống rất khổ cực, phải sống nhờ vào cứu tế xã hội và tiếp tế của bè bạn, cuộc sống của họ còn thấp hơn cả số các cụ già khó khăn và các cụ cao tuổi. Các cụ "giữ nhà" này chủ yếu là do tuổi cao, về hưu sớm, thu nhập thấp, tuy con em ở nước ngoài, nhưng đời sống cũng không khá, nên chỉ dủ khả năng nuôi dưỡng các cụ; cũng có khi ra nước ngoài, nợ nần nay vẫn chưa trả hết, tiền ở nước ngoài về chỉ để trả nợ; cũng có người quan hệ giữa "các cụ ở nhà" với con cái không được tốt, con cái ở nước ngoài không muốn nuôi dưỡng.

    "Quả bóng" bay khỏi cửa khẩu, các cụ già cả cuộc đời khổ cực nay trở thành "người giữ gôn", sống cuộc đời nghèo khó. Không hiểu các ông bố bà mẹ tìm trăm phương nghìn kế để đưa được con ra nước ngoài chờ đợi cái gì vậy?

    Tiền của không phải là vạn năng. Không có tình yêu làm gì có gia đình.

Vì sao mọi người yêu mến Lữ Hâm.

    Đứa trẻ biết đền đáp, đáng được thương, đáng được yêu.

    Lữ Hâm, tên của một bé gái rất bình thường ở Bắc Kinh, đã làm xúc động biết bao trái tim của người lớn.

    Lữ Hâm, một em bé 10 tuổi học sinh tiể học trường Quan Viên, Bắc Kinh, có xuất thân rất đặc biệt. Mười năm trước khi bé vừa ra đời được mấy ngày, đã bị bố mẹ vứt bỏ, đặt ở cạnh thùng rác vườn hoa. Một công nhân tên là Lữ Thư Tuyền phát hiện được em vào sáng sớm khi quét dọn vệ sinh. Bé gái này đã sùi bọt mép, ngực giơ xương, lưng gù, bị chứng còi xương nặng. Lữ Thư Tuyền hai tay bế lấy sinh mệnh bé nhỏ đó, đưa về nhà.

    Lúc này bản thân Lữ Thư Tuyền do tai nạn lao động bị thương vào đầu từ bệnh viện nhà máy phải chuyển sang làm công nhân vệ sinh đường phố, thu nhập hàng tháng rất thấp. Hàng xóm khuyên anh không nên nuôi đứa trẻ đó, không nên "ốc chẳng mang nổi mình ốc, lại mang thêm cọc". Nhưng Thư Tuyền không chịu: "Đây là một sinh mệnh, tôi nhất định sẽ nuôi nó lớn khôn!"

Bấy giờ vợ và Lữ Thư Tuyền đã li dị. Anh công nhân họ Lữ hàng ngày tiết kiệm ăn uống, nhưng vẫn lấy hai nghìn đồng mà nhà máy trả khi cho anh nghỉ việc để đưa cháu bé đi chữa bệnh.

    Thu nhập của Lữ Thư Tuyền dựa vào công việc quét rác đã nuôi sống hai bố con mười năm. Bé Lữ Hâm không có đồ chơi, không có quần áo mới, không có kẹo bánh, không có tiền  tiêu vặt, tuổi nhi đồng của bé đâu được như tên em là chữ "Hâm" gồm 3 chữ "Kim" có nghĩa là tiền gộp lại, có ý là giàu có phong lưu. Nhưng tuổi nhi đồng của bé Hâm lại không thiếu niềm vui, sự nhân hậu, thiện lương của người bố đã khiến cho gia đình nghèo khổ mà đầy không khí ấm cúng.

    Từ bé Lữ Hâm đã biết rằng, người bố đã dành toàn bộ tình yêu cho nó. Em rất yêu bố, thường vẫn giúp bố quét đường phố, làm việc trong nhà.

    Nhưng, sự không may lại phát sinh. Thán 12 năm 1995, bố Lữ Hâm bị bệnh nặng, bụng chướng to, chân sưng phù, không đi lại được. Hàng ngày Lữ Hâm phải trông nom bố, những việc đó Lữ Hâm không hề nói với bất cứ ai.

    Nhưng vì kết quả học tập của Lữ Hâm sút kém, làm thầy cô giáo phải chú ý. Cô giáo đến thăm nhà.

    Bước vào căn nhà mái bằng nhỏ xíu, cô giáo kinh ngạc: căn nhà tối om, không có một vận dụng gì ra hồn, trên chiếc giường đôi không có nệm, chỉ có một chiếc chăn bông rách nát.

    Thầy cô giáo không thể nào tin được, ở ngay Bắc Kinh còn có gia đình nghèo khổ đến như thế, em Lữ  Hâm đáng yêu đã phải chịu áp lực của cuộc sống nặng nề như vậy!

    Nhà trường quyết định: Miễn phí cho Lữ Hâm bữa cơm trưa. Lữ Hâm khóc: "Em có ăn, nhưng bố em thì sao? Em không thể để cho bố em đói được!"

    Một đứa trẻ hiểu biết nhiều quá! Ông hiệu trưởng lập tức quyết định: Hàng ngày cho Lữ Hâm lấy hai xuất cơm về nhà để bố con cùng ăn.

    Một ngày trước tết Nguyên đán năm 1996, gặp em tôi hỏi: "Việc của em, các bạn có biết không?".

    "Có một số bạn biết. Có bạn đã cho em quần áo, có bạn còn góp cho một ít tiền. Có bạn còn cho em mười đồng, bảo mua cái gì ngon cho ba em ăn". Lữ Hâm nói rất rõ ràng, ai cho em một chút gì, em đều ghi nhớ trong lòng.

    "Em đã mua chưa?"

    "Em mua rồi ạ". Lữ Hâm xúc động nói, em mua chuối tiêu mà ba em thích ăn".

    "Ba em nói thế nào?"

    "Ba chỉ khóc, không nói gì cả". Lữ Hâm mắt đẫm lệ.

    "Lúc thường các bạn khác ăn quà, em có thèm không?". Tôi cố giữ sự xúc động, tiếp tục hỏi.

    "Em cố nhịn. Bạn khác ăn cái ngon, em thèm nước bọt chạy đi chỗ khác không nhìn nữa".

    Lữ Hâm nói rất nhỏ, nhưng giống như một tảng đá đè nặng trong trái tim tôi. Tôi cũng không cầm được nước mắt, cứ lă trên má.

    "Ba em lúc thường có mong muốn gì ở em không?"

    "Ba em mong em trở thành người có ích". Em nói không hề do dự. Xem ra em đã ghi sâu lòng mong muốn của bố trong lòng mình.

    "Em thấy ba em có phải là người có ích không?". Tôi lại hỏi tiếp.

    "Ba em có ích! Ba quét phố xá rất sạch mọi người đều có thể đi lại thật vui vẻ!" Lữ Hâm đột nhiên cất cao giọng, như để bênh vực cho cha mình. Người bố làm công việc vệ sinh nhưng trong mắt đứa con gái vẫn có địa vị rất cao.

    'Tết năm nay, em có nguyện vọng gì?"

    Lữ Hâm nghĩ một lúc, rồi khẳng định: "Em mong ba em được ăn một bữa cơm có cá".

    "Thế nào là cơm có cá?" Từ trước đến nay, tôi chưa nghe nói đến loại cơm này.

    "Tức là cơm có thèm bát canh cá và có cả một con cá nhỏ. Ba em rất thích ăn như thế". Mắt Lữ Hâm sáng lên, cứ như có mâm cơm cá bầy trước mặt em.

    Tại sao Lữ Hâm không ích kỷ? Tại sao trong lòng em luôn luôn nhớ đến bố, đến người khác? Điều này chắc hẳn là cha mẹ, chúng ta phải suy nghĩ! Nếu ta biết cách dẫn dắt những đứa trẻ cống hiến tình yêu thương thì trong sự cống hiến ấy chúng sẽ tìm thấy niềm vui.

    Theo đề nghị của tôi ngày 18 tháng giêng, trường tiểu học Quan Viên tổ chức một buổi học với chủ đề "Hành động đặc biệt tay nắm tay - tấm lòng năm mới".

    Trong buổi họp này, Lữ Hâm rất xúc động kể lại câu chuyện của bản thân. Em nói lên bản thân đã bằng sức lực nhỏ bé của mình, tìm mọi cách để báo ơn dưỡng dục của người bố.

    Tình cảm đó, làm mọi người xúc động. Những người đến họp đều vội vã quyên góp...đến lúc kết thúc Lữ Hâm đã nhận được khoản tiền quyên hơn bốn nghìn đồng (gần sáu triệu bốn trăm nghìn đồng Việt Nam). Nhiều bạn học còn tặng Lữ Hâm quần áo, dụng cụ học tập. Các bạn hoàn cảnh khó khăn không giúp được tiền, được vật thì tỏ ý sẽ giúp Lữ Hâm bù lại bài vở mà vừa qua vì gánh nặng gia đình Lữ Hâm phải bỏ học một thời gian. Không khí của cuộc hội thảo thật náo nhiệt...

    Vì sao nhiều người mến mộ Lữ Hâm đến thế? Bởi vì Lữ Hâm yêu bố mình! Bởi vì Lữ Hâm hiểu được thế nào là đền đáp! Sau khi tôi viết bài báo "Lữ Hâm yêu bố" lập tức gây được tiếng vang trong trẻ em toàn quốc.

    Ngày 28 tháng Chạp âm lịch, Kính Nhất Đan mời tôi đến đài Truyền hình Trung ương tham gia chủ đề "Tâm sự năm qua" trong chương trình "Nói chuyện giờ giao thừa" để nói về Lữ Hâm.

    Sau khi chương trình được phát đi đã gây tiếng vang lớn trong khán giả.

    Tối 17 tháng 2, trong chương trình "Nói chuyện giờ giao thừa" của đài Truyền hình tôi nhìn thấy gia cảnh của nhà Lữ Hâm hoàn toàn đổi mới: cái giường, tủ quần áo, bàn học đều mới tinh, nền nhà được lát gạch, bốn bức tường đều quét vôi mới, còn lắp cả mành cửa sổ có trục kéo. Tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng!

    Ai đã làm những việc đó? Trên truyền hình chỉ nói là do một số thanh niên giấu tên của một công ty nhiếp ảnh tư nhân đã làm.

    Tọi vội gọi điện báo cho Kính Nhất Đan biết thì mới hay, sự thay đổi ở nhà Lữ Hâm là sáng kiến của nột người có tên là Đỗ Vũ cùng các bạn đồng nghiệp.

    Lần này, Kính Nhất Đan mời Đỗ Vũ hiệp trợ để quay câu chuyện về Lữ Hâm. Đỗ Vũ đã bị tình yêu sâu sắc của Lữ Hâm đối với người bố làm cho xúc động.

    Làm bố của một đứa con trai mười tuổi, Đỗ Vũ phát hiện thấy, dạy cho con biết được yêu, có được tình cảm còn quan trọng hơn học biết được cái này cái khác.Tình yêu, mới làm cho con người có tinh thần trách nhiệm, có sức mạnh lịch sử; còn thiếu tình yêu và tình cảm, con người sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại.

    ở trường tiểu học Quan Viên tôi đã gặp Đỗ Vũ. Chúng tôi cùng thăm quan "nhà mới" của Lữ Hâm.

    Trong nhà đáng chú ý nhất là một chiếc giường sắt kết cấu 2 tầng: tầng dưới là giường đôi, tầng trên là giường một, thành giường được phun phủ một lần men sơn mầu bạc; mặt giường toàn bộ được phủ bằng vải hoa rất đẹp, rất cầu kỳ; trên giường có chăn hoa và đệm mới.

    "Chiếc giường này mua ở đâu vậy, tôi chưa nhìn thấy bao giờ?" Tôi lấy làm lạ hỏi lại.

    Đỗ Vũ cười: "Cái đó không đâu bán, chính là tôi thiết kế đấy". Ông nói với tôi để làm được chiếc giường này, ông phải nghĩ rất lâu. Vì Lữ Hâm và bố em cùng ngủ trên một chiếc giường lớn. Ông nghĩ con gái đã mười tuổi không nên ngủ chung với bố, nhưng nếu đổi thành hai giường cá nhân thì nhà lại quá hẹp không đặt được, khi bố ở bệnh viện trở về, thấy con gái và mình nằm riêng, thì với một người đã hơn 20 năm mắc bệnh thần kinh sẽ khó mà chịu được! Nghĩ đi nghĩ lại mới, Đỗ Vũ đã thiết kế được chiếc giường như hiện nay, con gái vẫn không phải xa bố, nhưng về khách quan lại đạt được mục đích nằm riêng.

    Lữ Hâm và bố em hiểu được nên cư xử như thế nào trước tình cảm mà mọi người dành cho họ. Đối với tiền và quần áo mà các giới quyên tặng, Lữ Hâm đã nói bằng một giọng trịnh trọng của tuổi thơ: "Em phải đem phần tình cảm này chia cho các bạn còn khó khăn hơn em, cần được giúp đỡ hơn em".

    Học kỳ mới bắt đầu, trường tiểu học Quan Viên theo đề nghị của Lữ Hâm và bố em mở cuộc hội thảo với chủ đề: "Lữ Hâm yêu bố, mọi người yêu Lữ Hâm, Lữ Hâm yêu mọi người".

    Phát biểu trong cuộc hôi thảo, Lữ Hâm nói rất thật thà, làm mọi người xúc động:

                   Thưa thầy hiệu trưởng, thưa các thầy các cô, các bạn học,       các cô các chú đã quan tâm đến em!

    Các vị sau khi biết được hoàn cảnh của em đều đã quan    tâm quyên góp quần áo, đồ dùng học tập và tiền giúp em.

    ...Em muốn đem sách vở và dụng cụ, cả tiền mà mọi người quyên góp cho em chia một phần cho các bạn còn có khó khăn để tỏ tấm lòng yêu thương của em. Sau này, em nhất định sẽ học tập thật tốt để báo đáp lại với những người quan tâm đến em và yêu mến em.

    Một em bé chỉ mới mười tuổi mà có những suy nghĩ chín chắn và thật đẹp đẽ đến như vậy! Em ghi nhớ sâu sắc mỗi sự yêu thương của mọi người và đều biểu thị lòng cảm ơn. Mọi người cảm thấy, yêu em là đúng, yêu em là xứng đáng!

    Sự đền đáp của Lữ Hâm đối với tôi là: trước mặt đông đảo mọi người, em đặt cặp môi nhỏ bé hôn lên má tôi, và gọi một câu thật thắm thiết: "Mẹ!".

    Tôi chảy nước mắt, ôm chặt lấy em, hôn em. Tôi cảm nhận thấy tôi đã nhận được phần thưởng cao nhất trên thế gian này!

    Bởi vì, đó là tình cảm chân thành của con đối với mẹ!

    Sở dĩ tôi nói câu chuyện của Lữ Hâm dài dòng như thế này, là muốn nói với những người mẹ trẻ trách nhiệm của người mẹ không phải chỉ là tạo điều kiện để cho con cái có tiền tiêu, tạo cho con một cái tổ ấm sung sướng, mà là gieo trồng hạt giống tình yêu vào trái tim con cái, để chúng hiểu làm thế nào đem lại vui vẻ cho cha mẹ và cho người khác. Vì vậy, mọi người đều yêu những đứa trẻ có lòng yêu. Giả dụ có một ngày, đứa trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chúng nhất định sẽ được yêu quý hơn nữa. Vì mọi người cần đến chúng.

    Hạnh phúc của người mẹ không phải chỉ thể hiện khi còn trẻ trung khoẻ mạnh, cũng còn thể hiệ rất rõ khi người mẹ bước vào hàng ngũ  người có tuổi. Lúc đó, cũng có thể ta cử động không được thuận tiện, nhưng tình yêu của con cái giống như những bông hoa hạnh phúc, vây lấy ta, dìu dắt ta!

    Bởi vì chúng ta đã gieo trồng hạt giống tình yêu, đó chính là hạt giống của hạnh phúc!

    Người mẹ nhiều tiền chưa hẳn là hạnh phúc, người mẹ không có tiền chưa hẳn đã khổ cực. Có những đứa con yêu ta, ta sẽ là người hạnh phúc nhất trên thế gian này.

    Nhạc sĩ thiên tài nổi tiếng thế giới Bétthôven đã nói: "Đem chữ đức dậy cho con cái chúng ta thì hạnh phúc con người là chữ đức chứ không phải là tiền bạc".

 

                    

 

 
Trường
Văn phòng