Không được lạm dụng việc tài trợ đồng phục học sinh để quảng cáo
Theo quy định, đồng phục mùa hè của HSSV nam bao gồm: áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; giày hoặc dép có quai hậu.
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Việc chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường THPT, TCCN và các cơ sở giáo dục ĐH.
Mùa đông đồng phục quy định gồm: áo khoác; Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè đối với nữ.
Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường HSSV phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Đồng phục HSSV phải bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi và bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
Còn ở khối ĐH, CĐ và TCCN - Bộ gợi ý, tuỳ khí
hậu, thời tiết và điều kiện của nhà trường và đồng thuận về chủ trương của Hội
đồng trường... Giám đốc ĐH, học viện, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục,
lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của HSSV
tốt nghiệp.
Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng bộ comple màu
sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với
nữ.
Bộ GD-ĐT cũng quy định, kinh phí cho việc may - mua - thuê - mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên (HSSV) hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu - chi.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11.
- Ảnh: Đồng phục áo sơ mi trắng viền xanh của HS nam Trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo VNN
Sinh viên chóng mặt vì học phí, phụ phí