Góc học tập :: 21/12/2019

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH GIAI ĐOẠN 2015-2020. TẦM NHÌN 2025

Năm 1996 được UBND quận Đống Đa ra quyết định chính thức đổi tên là trường Tiểu học Cát Linh.

UBND QUẬN ĐỐNG ĐA

TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH

Số 01/ PHCL- THCL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

 

Cát Linh, ngày 15 tháng 8 năm 2015

 PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH

GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN 2025

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU

 Tiền thân của trường Tiểu học Cát Linh là trường cấp I - II Cát Linh, được thành lập năm 1962. Năm1993, tách riêng cơ sở vật chất thành trường PTCS cấp II Cát Linh và trường PTCS cấp I Cát Linh. Năm 1996 được UBND quận Đống Đa ra quyết định chính thức đổi tên là trường Tiểu học Cát Linh. Trong những năm học vừa qua Trư­ờng Tiểu học Cát Linh đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: nhiều năm được công nhận là Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2008 – 2009 được Bộ trưởng Bộ GD - ĐT tặng bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm học 2009 -2010 được Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm học 2011- 2012 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng tr­ưởng thành, đã, đang và sẽ trở thành một ngôi tr­ường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh quận Đống Đa và Thủ Đô Hà Nội.

Căn cứ theo Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 16/5/2015 của Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ phường Cát Linh nhiệm kì 2015-2020; căn cứ vào Nghị quyết hằng năm của Hội đồng Nhân dân phường Cát Linh, trường Tiểu học Cát Linh xây dựng Phương hướng chiến l­ược phát triển nhà trư­ờng giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hư­ớng, mục tiêu chiến l­ược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các Nghị quyết, của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như­ toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trư­ờng.

 Việc xây dựng và triển khai phương hướng chiến lược của trường tiểu học Cát Linh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Trung ương về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các tr­ường tiểu học xây dựng ngành giáo dục Thủ đô phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

PHẦN II:

CƠ SỞ PHÁP LÝ,  

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

 Căn cứ Điều 22, Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2015;

 Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

 Căn cứ văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

          Căn cứ Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 16/5/2015 của Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ phường Cát Linh nhiệm kì 2015-2020;

Căn cứ vào Nghị quyết hằng năm của Hội đồng Nhân dân phường Cát Linh,

I- TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1.1- Điểm mạnh

a. Đội ngũ

          + Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 59 đồng chí (đủ về cơ cấu và số lượng).Trong đó:

          - Biên chế: 55;                - Hợp đồng NĐ68: 04;             

          - CBQL : 03 đ/c;                      - GV: 47 đ/c;                       - Nhân viên: 9 đ/c.

+Trình độ:           -Thạc sỹ: 3->5,08%                 - Đại học: 44-> 74,6%; 

                   - Cao đẳng: 7 -> 11,8%;                    - Trung cấp: 5-> 8,52%.

                   - 100% Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

 Các tổ chức Đảng - Đoàn thể:

+ Chi bộ Đảng: có 22 đồng chí đảng viên.

+ Công đoàn: 59 đoàn viên.

+ Chi đoàn: 12 đoàn viên.

+ Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Sở GD - ĐT Hà Nội, phòng GD - ĐT quận Đống Đa. Ban giám hiệu nhà trường có các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường đư­ợc sự tin t­ưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, gắn bó với nhà trư­ờng, mong muốn nhà tr­ường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư­ phạm của đa số giáo viên đáp ứng đ­ược yêu cầu đổi mới giáo dục.

b. Số l­ượng, chất l­ượng học sinh

+Số HS: 1915 em - Số lớp: 34 lớp.

+Trong đó: Con TB: 3em; Hoàn cảnh khó khăn: 9 em;Khuyếttật: 3 em.              

Kết quả năm học 2014 - 2015.

Kiến thức- kĩ năng

Năng lực

Phẩm chất

Khen thưởng

HT

CHT

Đạt

Đạt

Toàn diện

Từng mặt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1914

99,9

1

0,01

1914

99,9

1

0,01

1915

100

0

0

1355

60,2

536

34,3

-  Số lớp Xuất sắc:     5 lớp - 14,7 %      

-  Số lớp Tiên tiến:     29 lớp - 85,3 %

-  Số Chi đội mạnh:   12 chi đội mạnh.               Tỉ lệ: 100%

       *Tổng hợp thành tích của học sinh qua các hội thi:

Nội dung Môn thi

văn hóa:

 

Năm học 2013 – 2014

Năm học 2014 - 2015

Cấp Quận

Cấp TP

Cấp QG

Cấp Quận

Cấp TP

Cấp QG

-Olympic Toán

3 Nhất,

1 Nhì,

1Ba

6 KK

 

 

Không tổ chức

 

 

-Olympic Tiếng Việt

 

4 Nhất,

7 Nhì,

01 Ba,

01 KK

 

 

Không tổ chức

 

 

-Toán qua mạng internet

 

2 Nhì

 

 

1 Nhất

1 Nhì

2 Ba

1 KK.

1 KK

 

-Tiếng Anh qua mạng internet

2 Ba

 

 

 

1 Nhì,

2 Ba

 

 

-Viết chữ đẹp

 

8 Nhất

2 Nhì

 

Không tổ chức

 

3 Nhất

4 Nhì

3 Ba

Không tổ chức

 

-Môn Cờ tướng

 

 

 

2HCĐ

2HCV

2HCB

 

1HCB

 

-Môn Cờ Vua

 

 

 

 

 

1HCV

2HCV 1HCB

1HCĐ

-Môn Cầu Lông

 

 

 

 

2HCV

 

-Môn Bơi

 

 

 

 

2HCB

1HCV

 

-Môn Bóng rổ

 

 

 

 

1HCB

 

-Môn võ Vovinam

 

 

 

3 Nhất

2 Nhì

2 Ba

 

 

-Môn Múa

 

 

 

 

1 Nhì

 

-Giải Mỹ thuật

 

Giải C đồng đội

 

1 Nhất

4 Nhì

5 Ba

1 giải C

 

c. Cơ sở vật chất

+ Phòng học: 34. Tất cả các lớp học đều có tivi, hệ thống đèn chống cận thị, bảng chống loá. 10 lớp có lắp máy chiếu Projector phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

+ Phòng dạy tiếng Anh Phonic : 01 phòng.

+ Phòng Thư­ viện: 01 (100 m2), trong đó 70 m2 dành cho học sinh và  30 m2 dành cho giáo viên.

+ Phòng tin học: 01 (80 m2 với 25 máy đã đư­ợc kết nối Intemet);

+ Phòng Đồ dùng dạy học.

+ Phòng Đoàn Đội.

+ Phòng Y tế.

+ Phòng Hội đồng.

+ Phòng truyền thống.

+ Phòng Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều có máy tính kết nối Internet.

+ Phòng tài vụ có máy tính kết nối Internet.

Cơ sở vật chất đã đáp ứng đ­ược yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên còn thiếu phòng thể chất.

d. Thành tích chính trong 10 năm học vừa qua:

Trường đã khẳng định đ­ược vị trí trong ngành  giáo dục Thủ đô, được phụ huynh học sinh tin cậy.

+ Năm học 1998 – 1999; 1999 – 2000; 2000 – 2001; 2001 – 2002; 2004 - 2005: Đạt tập thể Lao động Tiên tiến.

+ Năm học 2002 – 2003; 2003 – 2004: Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố.

+ Năm học 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 – 2008; 2008 - 2009: Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố.

+ Năm học 2008-2009: Trường được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

+ Năm học 2011-2012: Trường được nhận Huân chương Lao động hạng III.

1.2 - Điểm hạn chế

- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu

+ Nhà trường ch­ưa được phép tuyển chọn giáo viên, cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Việc đánh giá chất lư­ợng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, cả nể, đôi khi ch­ưa thực chất.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại nên việc ứng dụng CNTT vào thực tế giảng dạy còn ít. Một số đồng chí chưa thật quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Chất l­ượng học sinh: Số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp Quận và Thành phố chưa nhiều, cần phải cố gắng có nhiều giải cao.

- Cơ sở vật chất: Sân trường còn chật nên hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh toàn trường.

1.3 - Thời cơ

- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh trong khu vực.

- Có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, đư­ợc đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá tốt. Nhiệt tình trong công tác được giao.

- Nhu cầu giáo dục chất l­ượng cao rất lớn và ngày càng gia tăng.

1.4 - Thách thức

- Trong thời kỳ hội nhập, cha mẹ học sinh đòi hỏi ngày càng cao về chất l­ượng giáo dục của nhà trường

- Chất l­ượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Các trư­ờng tiểu học ở khu vực và thành phố tăng về số l­ượng và chất l­ượng giáo dục. Nhiều trường đạt danh hiệu Tập thể tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc và Chuẩn Quốc gia.

1.5 - Xác định các vấn đề ­ưu tiên

- Đổi mới phư­ơng pháp dạy học và đánh giá học sinh theo h­ướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Nâng cao chất l­ượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong Dạy - Học và công tác quản lý; áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trư­ờng về công tác quản lý, giảng dạy.

- Không ngừng củng cố cơ sở vật chất của nhà trường để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Thủ đô.

II- TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ

2.1 - Tầm nhìn

"Là một trong những trường có chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên tốt của quận Đống Đa. Nơi giáo viên và học sinh luôn mong muốn học tập để nâng cao trình độ vươn tới xuất sắc".

2.2 - Sứ mệnh

"Tạo dựng đư­ợc môi tr­ường học tập về nề nếp, kỷ cư­ơng, có chất l­ượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư­ duy sáng tạo".

2.3 - Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trư­ờng

- Đoàn kết        - Nhân ái

- Trách nhiệm   - Hợp tác

- Tự trọng         - Trung thực

- Sáng tạo         - Khát vọng v­ươn lên

III- MỤC TIÊU- CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

3.1 - Mục tiêu

"Xây dựng nhà tr­ường đạt chuẩn quốc gia, có uy tín về chất l­ượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất n­ước và thời đại".

3.2 - Chỉ tiêu

3.2.1 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên đ­ược đánh giá khá, giỏi trên 80%;

- Giáo viên nữ dư­ới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính; số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 30 % ;

- Có 5% cán bộ quản lý và giáo viên (trong đó có ít nhất 01 ngư­ời trong Ban Giám hiệu) có trình độ trên Đại học.

3.2.2 - Học sinh

- Quy mô

+ Số lớp học: 30 lớp.

+ Học sinh: 1.200 học sinh.

- Chất l­ượng học tập

+ 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học

+ Trên 30% học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện

+ Tỷ lệ HS có học lực yếu < 0,1 %, không có học sinh kém.

+ Thi học sinh giỏi các môn cấp Quận và Thành phố: Từ 15 giải trở lên.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống

+ Chất l­ượng đạo đức: 100% HS hoàn thành các yêu cầu về năng lực, phẩm chất.

+ Học sinh đư­ợc trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,  hoạt động xã hội tự nguyện.

3.2.3 - Cơ sở vật chất

- Phòng học, phòng làm việc, phòng bộ môn đ­ược sửa chữa nâng cấp. Trang  bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Xây dựng môi trư­ờng sư­ phạm "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp".

3.2.4 - Ph­ương châm hành động

"Nền nếp - Chất l­ượng là danh dự của nhà trường".

IV - CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

4.1-  Nâng cao chất lư­ợng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

 Nâng cao chất l­ượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất l­ượng văn hoá. Đổi mới phư­ơng pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung, ch­ương trình và đối tư­ợng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có đ­ược những kỹ năng sống cơ bản.

Ngư­ời phụ trách: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách.

4.2 - Xây dựng và phát triển đội ngũ 

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viênđủ về số l­ượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách s­ư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà tr­ường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

 Ng­ười phụ trách:Ban Giám hiệu, tổ tr­ưởng chuyên môn.

4.3 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dụctheo h­ướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 40 học sinh. Có đủ phòng học và trang thiết bị cho mỗi lớp học.

 Ng­ười phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trư­ởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị, thư viện, toàn thể giáo viên

4.4 - Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tintrong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư­ viện điện tử . . . góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dư­ỡng để sử dụng đ­ược máy tính, phục vụ cho công việc.

Ng­ười phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trư­ởng, tổ công tác công nghệ thông tin.

4.5 - Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

- Xây dựng nhà tr­ường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trư­ờng. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà tr­ường.

+ Nguồn lực tài chính:Ngân sách Nhà nư­ớc; Ngoài ngân sách (từ xã hội, PHHS . . . ); các nguồn thu khác của nhà tr­ường.

+ Nguồn lực vật chất:Khuôn viên Nhà trư­ờng, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.

- Ngư­ời phụ trách:BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.

4.6 - Xây dựng văn hóa và truyền thống nhà trường

Xây dựng văn hóa và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trư­ờng. Xác lập văn hóa, truyền thống và uy tín của nhà trường đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trư­ờng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng văn hóa, truyền thống và uy tín của nhà tr­ường.

 

PHẦN III

TẦM NHÌN GIAI ĐOẠN 2025

I - Tầm nhìn

"Là một trong những trường có chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên tốt của thành phố Hà Nội. Nơi giáo viên và học sinh luôn mong muốn học tập, cống hiến để nâng cao trình độ vươn tới xuất sắc".

II - Sứ mệnh

"Tạo dựng đư­ợc môi tr­ường học tập an toàn, hạnh phúc, có chất l­ượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều thấy hạnh phúc, được chủ động phát triển tài năng và tư­ duy sáng tạo".

III - Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trư­ờng

- Đoàn kết        - Nhân ái

- Trách nhiệm   - Hợp tác

- Tự trọng         - Trung thực

- Sáng tạo         - Khát vọng v­ươn lên

IV- Phương châm hành động

            “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường

          Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”

V- Chỉ tiêu phấn đấu:

1. Xây dựng quy mô trường lớp theo đúng quy chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo:

          - Số lớp: không quá 30 lớp.

          - Số học sinh trong lớp: 35 học sinh/ lớp.

 

 

2. Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường:

          - Đến năm 2025 Trường Tiểu học Cát Linh là một trường chất lượng cao, có đủ CSVC và trang thiết bị tiên tiến, cảnh quan môi trường an toàn, thân thiện.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên :

          - Đủ về số l­ượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách s­ư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà tr­ường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

          - Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.

4. Giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia.

 PHẦN IV

TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.

1 - Phổ biến kế hoạch chiến lư­ợc

Kế hoạch chiến l­ược đ­ược phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà tr­ường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức ban ngành chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà tr­ường.

2 -Tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến l­ược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến l­ược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn, sát với tình hình thực tế của nhà tr­ường.

3 - Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến l­ược

        - Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – 2017.

        - Giai đoạn 2 : Từ năm 2017 – 2020.

        - Giai đoạn 3: Từ năm 2021- 2025

4 - Đối với Hiệu tr­ưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lư­ợc tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5 - Đối với Chủ tịch Hội đồng trường, các Phó Hiệu trư­ởng

Theo nhiệm vụ đ­ược phân công, giúp Hiệu tr­ưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6 - Đối với tổ trư­ởng chuyên môn

 Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7 -  Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lư­ợc, kế hoạch năm học của nhà tr­ường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8.  Ban đại diện cha mẹ học sinh

+ Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

+ Hỗ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

9.  Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

 

PHẦN V.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

 

Xây dựng phương hướng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2025 là tâm huyết và trí tuệ của tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho phụ huynh, nhân dân toàn xã hội. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2025 là văn bản định hướng cho sự phát triển nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và mỗi cá nhân nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch, phối kết  hợp chặt chẽ để triển khai thành công phương hướng chiến lược của trường Tiểu học Cát Linh.

1.  Đối với nhà trường.

- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên đoàn kết, xây dựng và triển khai thực hiện các tiêu chí để đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra.

- Nhà trường chủ động tham mưu kịp thời với địa phương để huy động các nguồn lực đảm bảo các tiêu chí của chiến lược đề ra.

2. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, hỗ trợ về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục và các mục tiêu giáo dục, định hướng phát triển nhà trường

- Tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương xây dựng nhà trường góp phần củng cố nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

 

3. Đối với Phòng GD&ĐT

- Phê duyệt kế hoạch chiến lược và hỗ trợ cho nhà trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

- Tăng cường chỉ đạo, tư vấn, thúc đẩy nhà trường về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

- Tham mưu cho UBND quận về tăng cường CSVC và bố trí đủ giáo viên, nhân viên theo quy định.

Trên đây là phương hướng chiến lược phát triển của trường Tiểu học Cát Linh giai đoạn năm 2015 - 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2025.

 

            Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT

- Đảng ủy, HĐND, UBND

 phường Cát Linh; phường Quốc Tử Giám

- Cán bộ giáo viên nhà trường;

- Ban Đại diện CMHS

- Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                    `                                                                                                                                                             Nguyễn Thanh Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA

Văn phòng - Trường

Thư viện nhà trường - Giới thiệu sách tháng 3: TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ MẸ Tác giả: Sergey Sedov, Nxb: Kim đồng

“Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ...” tất cả các truyện đều bắt đầu như vậy, nhưng những bà mẹ trong truyện rất khác nhau.

Trường Tiểu học Cát Linh giao lưu và ủng hộ từ thiện Hội người khuyết tật.

“Thương người như thể thương thân” là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biêu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Trong buổi giao lưu BGH, CBQL – GV – NV và học sinh trường Tiểu học Cát Linh phát động ủng hộ người khuyết tật hãy nối vòng tay nhân ái. Số tiền ủng hộ tuy không lớn nhưng nó mang ý nghĩa tinh thần to lớn, là niềm động viên, an ủi, là sự giúp đỡ thiết thực đối với người khuyết tật

Công đoàn trường tổng kết về Việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” (Giai đoạn 2007 – 2017 ); đánh giá một năm thực hiện phong trào thi đua “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”

Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Công đoàn ngành GD&ĐT phát động, Công đoàn Trường Tiểu học Cát Linh đã tổ chức thực hiện cuộc vận động.

Đại hội chi bộ Đảng trường tiểu học Cát Linh

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phường Cát Linh lần thứ XI (Nhiệm kì 2010- 2015), thực hiện kế hoạch số 33- KH/ĐU ngày 25/9/2014 của Đảng uỷ phường Cát Linh

Phát động ủng hộ quỹ tình thương trường tiểu học Cát Linh

Với mong muốn kết nối tấm lòng, chia sẻ yêu thương bằng những gì trong tầm tay cùng với chủ đề "Xuân yêu thường"

Kỉ niệm 20/11 tại tiểu học Cát Linh

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là cả nước lại nô nức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, ngày để tôn vinh những nhà giáo và cũng là ngày để bao lứa học trò tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ nhà giáo trên đất nước ta.

Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 tại trường tiểu học Cát Linh

Ngày 20-11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên, là dịp để toàn xã hội gửi lời tri ân đến ngành giáo dục...  "Tôn sư trọng đạo" vốn là truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc ta.Với ý nghĩa thiêng liêng của ngày 20-11, trường Tiểu học Cát Linh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm ngày "Nhà giáo Việt nam"!

Trường tiểu học Cát Linh tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014

Thực hiện theo quy trình chỉ đạo nhiệm vụ năm học 2013 -2014 của Phòng GD&ĐT Đống Đa và phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường. Tập thể CB-GV-NV trường tiểu học Cát Linh đã nổ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Để đánh giá lại những kết quả đã đạt được cũng như nhận ra những tồn tại cần khắc phục trong năm học, Trường Tiểu học Cát Linh đã tổ chức tổng kết hội đồng sư phạm năm học 2013- 2014.

Triển khai phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Từ đầu tháng 4/2013, trường Tiểu học Cát Linh đã tiến hành tổ chức triển khai nội dung phương pháp dạy học “ Bàn tay nặn bột” tới các lớp trong trường nhằm giúp cho học sinh thấy được những điểm hay, điểm mới và hấp dẫn trong việc áp dụng phương pháp dạy học này.

Trường Tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa: Thầy và trò cùng tiến bước

Một năm học mới lại đến với thầy và trò trường Tiểu học Cát Linh). Trời thu Hà Nội trong xanh hơn khi tiếng trống khai trường vang lên giòn giã, thúc giục thầy và trò cùng tiến bước vào năm học mới, hứa hẹn những niềm vui và những kết quả mới. Danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc mà nhà trường giữ vững trong năm học vừa qua sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự đồng hành của thầy và trò ở tuổi 16 này.